Sâu bệnh hại cây trồng luôn là vấn đề nan giải đối với ngành trồng trọt. Bởi không có bất kỳ loại cây nào có khả năng miễn dịch đối với sâu bệnh. Hơn thế, mỗi loại cây sẽ có nguy cơ mắc phải loại sâu, bệnh hại khác nhau. Vậy sâu bệnh ảnh hưởng như thế nào đối với cây trồng? Và cách phòng ngừa, trị bệnh các loại sâu bệnh thường gặp ra sao? Hãy cùng “điểm mặt” các loại bệnh hại cây trồng thường gặp ở cây trồng nhé!
Sâu Bệnh Hại Cây Trồng Là Gì?
Sâu hại là loài động vật thuộc ngành chân khớp, gây hại mùa màng. Nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc chăm sóc và bảo vệ cây trồng. Đa phần sâu hại gồm có 3 bộ phận là đầu, ngực và bụng; đầu sâu có 2 đôi râu, bụng thì có 2 đôi cánh và đôi chân.
Bệnh hại là dấu hiệu phát triển không bình thường của cây trồng. Do các vi sinh vật, sâu hại tấn công gây bất lợi cho cây trồng. Dẫn đến cây trồng kém phát triển và năng suất thấp.
Do đó, sâu bệnh hại cây trồng chính là kẻ thù không đội trời chung đối với bà con vùng chuyên canh. Đồng thời, nó là gánh nặng của nhiều nhà sản xuất và doanh nghiệp tại Việt Nam.
Top 6 Sâu Bệnh Hại Cây Trồng Thường Gặp Ở Vùng Đồi Núi
1. Một Số Loại Sâu Hại Thường Gặp Ở Cây Trồng
Sâu Vẽ Bùa
Loài sâu gây hại quanh năm, mức độ gây hại phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết và thức ăn của sâu. Nhiệt độ thích hợp cho sâu vẽ bùa phát sinh gây hại là 23 – 29ºC, ẩm độ 85-90%. Nó thường tấn công chồi non của lá, hoa và quả. Sâu vẽ bùa là vật trung gian truyền bệnh loét ở các cây ăn quả; nổi bật là các loại cây thuộc họ cam quýt.
Sâu Đục Thân, Sâu Đục Cành, Sâu Đục Gốc
Loài sâu hại nguy hiểm nhất trong quá trình thâm canh. Xuất hiện nhiều ở cây có múi như cam, chanh, quýt, bưởi, đào, mai…. Mức độ lây lan rất nhanh, khó nhận biết và phòng trừ sâu hại. Bởi vì, chúng nằm sâu bên trong cành, thân, gốc cây. Cho nên quá trình chăm sóc hay phun thuốc cũng không thể thấm vào bên trong. Dẫn đến cây kém phát triển, còi cọc, hoa bị rụng, quả nhỏ, kém chất lượng. Nếu tình trạng bị hại nặng, thì cây trồng có thể bị chết và lây lan cả khu vực thâm canh.
Sâu Cuốn Lá
Loại sâu phổ biến, thường bất gặp ở các loại cây lương thực,hoa màu. Chúng gây hại bằng cách nhả tơ, kết mép lá lại theo chiều dọc thành ống để sinh sống và gây hại bên trong. Chúng gây hại ở phần thịt lá, chỉ chừa lại lớp biểu bì. Dẫn đến lá của cây trồng khô, hạt bị lép, sinh trưởng kém, và có thể bị chết đi vì thiếu chất dinh dưỡng.
2. Một Số Loại Bệnh Hại Thường Gặp Ở Cây Trồng
Bệnh Rệp Sáp
Loại bệnh nghiêm trọng nhất là cây ăn quả có múi (cam, quýt, bưởi, cà phê, điều,…). Chúng hút nhựa làm các bộ phận của cây, rồi dần dần bị héo, vàng úa và còi cọc. Bệnh rệp sáp bắt đầu gây hại nặng nhất vào các tháng mùa khô và đầu mùa mưa. Bệnh rệp sáp chia ra thành 2 giai đoạn:
Giai đoạn ký sinh: xuất hiện ở gốc cây, khe và phần rễ dưới mặt đất, sau đó lên tiếp đến phần rễ bên trên. Dấu hiệu là cây trồng sẽ chuyển từ màu xanh dần dần sang màu vàng.
Giai đoạn trưởng thành: xuất hiện ở cuống hoa. Đến giai đoạn hoa nở, chúng sẽ bắt đầu hút nhựa, cây sẽ mất đi dưỡng chất không nuôi được quả hoặc quả kém phát triển.

Rầy Phấn Trắng
Loại bệnh hại sinh sản nhanh và có khả năng lây lan nhanh chóng, làm cho lá bị úa. Rầy phấn trắng hút nhựa và tiết mật ở cả cây non và cây già. Điều đó, thu hút kiến và rệp đến để gây hại cho cây. Chúng thường có phấn và sáp bao che, lại hay bám vào mặt dưới của lá. Việc phòng ngừa và điều trị cũng khá khó khăn cho bà con nông dân. Sau khi có cánh, chúng bay sang môi trường mới để gây hại. Chính vì vậy, rầy phấn trắng là tác nhân truyền bệnh và virus gián tiếp từ cây này sang cây khác.
Rệp Vẩy
Rệp vẩy có nhiều loại và nhiều màu sắc khác nhau. Rệp vẩy xuất hiện nhiều trên lá, cuống, thân có vảy màu đen, xanh hoặc nâu. Dẫn đến cây trồng còi cọc, kém phát triển, mất năng suất và có thể chết. Vì vậy, chúng ta cần có biện pháp phòng ngừa và điều trị rệp vẩy kịp thời và nhanh chóng.
Bạn có thể tìm hiểu thêm cách để trị cũng như phòng những bệnh này ở nongnghiep365.net để có thể chăm sóc các cây trồng tốt nhất nhé!